Vương triều Amenemhat_IV

Con dấu bọ hungl của Amenemhat IV.[13]

Vào đầu vương triều, Amenemhat IV đã đồng cai trị một thời gian ngắn với vị vua tiền triều Amenemhat III[14], vị vua với vương triều của ông ta được coi là đỉnh cao của thời kỳ Trung Vương Quốc. Giai đoạn đồng cai trị này cũng được chứng thực bởi nhiều tượng đài và di vật mà tên của hai vị vua xuất hiện song song với nhau[14] Thời gian diễn ra điều này có lẽ không chắc chắn, nó có thể kéo dài từ 1-7 năm,[14] mặc dù hầu hết các học giả tin rằng nó chỉ dài hai năm.[3][14] Cuộn giấy Turin, một danh sách các vị vua được biên soạn vào giai đoạn đầu thời đại Ramesses, ghi lại tên của Amenemhat IV trên Cột 6, dòng 1, và đặt cho ông một vương triều kéo dài 9 năm, 3 tháng và 27 ngày.[5] Amenemhat IV cũng có tên nằm ở mục 65 của Danh sách các vị vua Abydos và mục 38 trên tấm Bia đá Saqqara, cả hai có niên đại vào thời Tân Vương Quốc.

Những cuộc viễn chinh và quan hệ ngoại giao

Bốn cuộc viễn chinh tới các mỏ ngọc lam ở Serabit el-Khadim thuộc Sinai có niên đại là vào vương triều của ông dựa trên những dòng chữ khắc. Cuộc viễn chinh cuối cùng đã diễn ra vào năm thứ chín dưới vương triều của ông và có thể là chuyến viễn chinh cuối cùng của thời Trung Vương Quốc, cho tới tận vương triều của Ahmose I, khoảng 200 năm sau đó.[3] Vào Năm thứ 2, Amenemhat IV đã phái một đoàn viễn chinh khác để tới mỏ ametitWadi el-Hudi thuộc miền nam Ai Cập. Người lãnh đạo của cuộc viễn chinh này là viên phó quan quốc khố Sahathor.[15] Xa hơn về phía nam, ba bia tưởng niệm Nile khác từ Kumna ở Nubia mà rõ ràng có niên đại vào năm thứ 5, 6 và 7 dưới vương triều của ông, cho thấy sự hiện diện của Ai Cập trong khu vực này đã được duy trì suốt cuộc đời của ông.[3]

Quan hệ thương mại quan trọng mà đã tồn tại trong suốt vương triều của ông là với thành phố Byblos, trên bờ biển của Liban ngày nay, tại đây một cái rương bằng vàng và obsidia cùng một nắp bình mang tên Amenemhat IV đã được tìm thấy.[3] Một tấm bảng vàng có hình Amenemhat IV đang dâng hiến cho một vị thần cũng có thể bắt nguồn từ đó.[16]

Gần đây, các cuộc khai quật diễn ra ở Wadi Gawasis trên bờ Biển Đỏ đã giúp phát hiện hai rương bằng gỗ và một ostracon có khắc một đoạn văn của giới tư tế nhắc đến một cuộc viễn chinh đến vùng đất Punt huyền thoại vào Năm thứ 8 của Amenemhat IV, dưới sự chỉ huy của viên quan ký lục hoàng gia Djedy.[17] Mảnh vỡ của một tấm bia đá với tên của nhà vua đã được tìm thấy tại Berenice bên bờ Biển Đỏ.[18]

Công trình xây dựng

Amenemhat IV đã hoàn thành đền thờ thần RenenutetSobek tại Medinet Maadi vốn được bắt đầu dưới vương triều Amenemhat III,[19][20][21] và là "ngôi đền duy nhất còn nguyên vẹn mà tồn tại từ Trung Vương Quốc" theo Zahi Hawass, cựu Tổng thư ký Hội đồng tối cao về cổ vật của Ai Cập (SCA)[22] Amenemhat IV có thể cũng đã cho xây dựng một ngôi đền ở tại Qasr el-Sagha phía đông bắc Fayum.[23]

Di sản

Chỉ chưa đầy 10 năm sau khi Amenemhat IV qua đời, vương triều thứ 12 đã kết thúc và nhường chỗ cho Vương triều thứ 13 yếu hơn nhiều.[5] Mặc dù hai vị vua đầu tiên của vương triều này có thể là con trai của Amenemhat IV, những bất ổn chính trị nhanh chóng trở nên phổ biến và các vị vua hiếm khi cai trị vượt quá một vài năm.[5] Dòng người di dân tới từ châu Á ở đồng bằng sông Nile mà vốn bắt đầu từ dưới vương triều của vị vua tiền nhiệm Amenemhat IV đã nhanh chóng trở nên ồ ạt dưới vương triều của ông, và hoàn toàn không thể kiểm soát được.[24] Dưới vương triều thứ 13, các cư dân châu Á ở khu vực châu thổ sông Nile đã thành lập nên một vương quốc độc lập được trị vì bởi những vị vua gốc Canaan và hình thành nên vương triều thứ 14 trị vì từ Avaris.[5] Khoảng 80 năm sau khi kết thúc vương triều của Amenemhat IV, "chính quyền [của nhà nước Ai Cập] dường như đã hoàn toàn sụp đổ ",[5] đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ hỗn loạn thứ hai.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Amenemhat_IV http://lexicorient.com/egypt/fayoum01.htm http://oi.uchicago.edu/research/publications/saoc/... http://oi.uchicago.edu/sites/oi.uchicago.edu/files... http://www.refdoc.fr/Detailnotice?idarticle=106243... http://www.refdoc.fr/Detailnotice?idarticle=549179... http://archive.org/details/historyofegyptfr01petru... http://archive.org/details/publications21brit http://www.britishmuseum.org/explore/highlights/hi... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://escholarship.org/uc/item/3gk7274p